ĐỘNG KINH

Chủ nhật ngày 15 tháng 09 năm 2024Lượt xem: 6428

Định nghĩa, chẩn đoán và phân loại Động kinh.

Định nghĩa cơn động kinh theo Liên đoàn chống động kinh quốc tế (International  League Against Epilepsy - ILAE) năm 2005.

Định nghĩa động kinh theo ILAE 2014.

Phân loại cơn động kinh theo ILAE 2017.

Phân loại hội chứng động kinh và hội chứng động kinh theo nhóm tuổi theo ILAE 2022.

1. Định nghĩa

# Cơn động kinh (Theo ILAE 2005)

Là sự xuất hiện của các dấu hiệu và/ hoặc các triệu chứng do hoạt động bất thường, quá mức hoặc đồng bộ của tế bào thần kinh trong não.

# Động kinh (Theo ILAE 2014)

Là bệnh lý mạn tính của não bộ được định nghĩa theo một trong ba điều kiện sau:

- Có ít nhất hai cơn động kinh tự phát (không do các yếu tố kích thích hoặc phản xạ gây nên) xảy ra cách nhau > 24 giờ;

- Có một cơn động kinh tự phát và xác suất xảy ra cơn sau này tương tự với nguy cơ tái phát chung (tối thiều 60%) sau hai cơn động kinh tự phát, xảy ra trong 10 năm tới;

- Chẩn đoán một hội chứng động kinh.

# Động kinh đang hoạt động

Động kinh được coi là đang hoạt động khi bệnh nhân có tiền sử động kinh và có ít nhất một cơn động kinh trong vòng 5 năm (một số tác giả cho là 2 năm) tính đến thời điểm xác định chẩn đoán dù có đang điều trị hay không điều trị thuốc kháng động kinh.

# Động kinh lui bệnh sau điều tr

Động kinh không có cơn từ 5 năm trở lên (có tác giả cho là 2 năm) k từ khi xác định chẩn đoán và điều trị.

# Động kinh lui bệnh không điều trị

Động kinh không có cơn từ 5 năm trở lên kể từ khi xác định được chẩn đoán và không điều trị thuốc kháng động kinh.

# Bệnh động kinh được coi như khỏi

Đối với những bệnh nhân mắc một hội chứng động kinh liên quan tới tuổi và hiện tại đã qua lứa tuổi bị hội chứng đó hoặc những người không có cơn trong vòng 10 năm, trong đó 5 năm gần đây không dùng thuốc kháng động kinh bệnh nhân vẫn không có cơn động kinh.

# Hội chứng động kinh

Hội chứng động kinh là một nhóm nhất định các triệu chứng và dấu hiệu luôn xuất hiện cùng với nhau. Các triệu chứng này phối hợp với nhau theo các mức độ khác nhau tùy theo từng trường hợp và liên quan đến: bệnh cảnh lâm sàng và cận lâm sàng, loại  cơn động kinh, biu hiện lâm sàng, tần suất cơn, các dữ liệu của điện não đ trong cơn và sau cơn.

# Trạng thái động kinh (Theo ILAE 2015)

- Sự thất bại của các cơ chế có tác dụng làm kết thúc cơn động kinh

- Hoặc do sự xuất hiện của các cơ chế bệnh sinh dẫn tới sự kéo dài bất thường của các cơn động kinh (quá thời điểm t1). Tình trang kéo dài này (quá thời điểm t2) dẫn tới hu quả lâu dài bao gồm chết tế bào thần kinh, tốn thương thần kinh và thay đổi mạng lưới tế bào thần kinh, tùy thuộc vào loại cơn và thời gian tồn tại cơn. Trong đó: 

   + Thời điểm t1: Khi cơn co giật có thể tiếp din gây nên tình trạng co giật kéo dài.

   + Thời điểm t2: Thời điểm khi cơn co giật có thể gây hậu quả lâu dài, có khả năng gây tổn thương não không hồi phục.

Đối vối trạng thái động kinh co giật toàn thể: t1 và t2 tương ứng là 5 phút và 30 phút. Đối với trạng thái động kinh cục bộ phức tạp: t1 và t2 tương ứng là 10 phút và > 60 phút. Với trạng thái động kinh cơn vắng: t1 là 10-15 phút, t2 không rõ.

2. Phân loại động kinh 

# Phân loại bệnh động kinh (Theo ILAE 2017)

# Phân loại hội chứng động kinh (Theo ILAE 2022)

# Phân loại động kinh theo căn nguyên (Theo ILAE 2017)

Dựa theo căn nguyên:

   - Cấu trúc: bẩm sinh (loạn sản vỏ não,…), mắc phải (chấn thương, đột qụy,…)

   - Di truyền: hội chứng Dravet, Down,…

   - Nhiễm trùng: viêm não, màng não,…

   - Chuyển hóa: thiếu chất vận chuyển glucose,…

   - Miễn dịch: viêm não tự miễn,…

   - Không xác định.

# Phân loại cơn động kinh (Theo ILAE 2017)


Mời xem thêm >>>

1. Vai trò điện não đồ trong chẩn đoán động kinh.

2. Cách tiếp cận bệnh lý gây cơn co giật như nào?

3. Cơn động kinh vắng ý thức biểu hiện như nào?

4. Phụ nữ mang thai - Điều trị động kinh như nào là an toàn?

5. Viêm não tự miễn (thể NDMA) gây cơn động kinh.

ktk.vn tham khảo