Thứ 4 ngày 09 tháng 06 năm 2021Lượt xem: 15772
Dậy sớm hơn ... giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm.
“Con chim dậy sớm thì mới bắt được sâu” - Đây là câu tục ngữ của người Anh để nói về ích lợi của việc dậy sớm, thế nhưng việc “bắt được sâu” hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều về hoàn cảnh và công việc của từng người.
Nói như vậy không có nghĩa là việc dậy sớm không đem lại những lợi ích cho sức khoẻ. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường đại học Harvard, MIT và Colorado đã chỉ ra việc dậy sớm có ảnh hưởng tích cực tâm trạng, giúp hạn chế nguy cơ rối loạn trầm cảm và cảm giác chán nản của chúng ta.
Khoảng 10% dân số hiện tại đang là “cú đêm”, tức là những người thức và sinh hoạt rất khuya. Những người này có rất dễ gặp phải trạng thái chán nản hay tệ hơn là trầm cảm. Phân tích dữ liệu di truyền từ hơn 840.000 người gốc Âu và có 38% trong số này chấp nhận trả lời các câu hỏi khảo sát cũng như đeo các thiết bị theo dõi giấc ngủ cho thấy:
. Những người có gen khiến họ dậy sớm thường ít gặp nguy cơ trầm cảm và cảm xúc chán nản hơn so với những người có giấc dậy trễ.
. Dậy sớm hơn bình thường chỉ 1 tiếng cũng giúp giảm nguy cơ trên đi tới 23%.
. Dậy sớm hơn 2 tiếng thậm chí còn giúp giảm sự tiêu cực, chán nản và trầm cảm đi tới 40%.
. Lưu ý trong bài nghiên cứu này, việc dậy sớm không phải là yếu tố độc lập dẫn đến kết quả trên. Tức thời gian ngủ cũng là một yếu tố quan trọng.
Như vậy, việc ngủ sớm và dậy sớm rõ ràng đem lại lợi ích sức khoẻ tốt hơn cho chúng ta.
. Chủ động và kiên trì hơn.
. Tỉnh táo và ít lo lắng hơn
. Bớt trì hoãn
. Bớt suy nghĩ tiêu cực
. Hài lòng hơn với cuộc sống
. Nhiều năng lượng tích cực hơn
. Hệ tiêu hóa tốt hơn
. Tăng khả năng miễn dịch
Theo Sleep Foundation thời gian ngủ nghỉ phù hợp:
. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 14 - 17 tiếng/ngày trong ba tháng đầu đời
. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học cần ngủ khoảng 9 - 10 tiếng/ngày
. Thanh thiếu niên và người lớn tuổi cần ngủ trung bình khoảng 9 tiếng/ngày
. Người trưởng thành sẽ cần ngủ trung bình khoảng 7 - 8 tiếng/ngày.
Mời xem thêm ...
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.